Tính đến hết tháng 5/2023, cả nước đã có gần 510.000 người lao động bị mất việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng… Các “thủ phủ công nghiệp” như Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Bắc Ninh, Hải Dương hay Hà Nội đều xuất hiện tình cảnh công nhân trả trọ về quê. Công nhân khổ, chủ trọ cũng chẳng sướng, liên tiếp mấy tháng nay, nhiều chủ trọ luôn trong tình trạng trống đến hơn nửa số phòng. Những khách trọ cuối cùng ở lại, chỉ trả nổi tiền điện nước, và rất khó khăn trong chuyện trả tiền phòng. Cùng xem bài viết “Công nhân mất việc - chủ trọ lao đao đi tìm khách thuê” để hiểu rõ tình hình thực tế này này nhé.
“Ở đây người bán vé số còn nhiều hơn người mua” - đó là câu nói của một người đàn ông trung niên đang cố bám trụ lại Bình Dương để trông nom cháu, trong lúc hai người con của mình đi kiếm việc khác làm. Mất việc được gần 3 tháng nay, hai con của chú phải mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau, từ mở quán hủ tiếu, chạy xe ôm công nghệ đến bán vé số. Tuy nhiên quán hủ tiếu vắng khách, xe ôm công nghệ mỗi ngày cũng chẳng được bao nhiêu cuốc, vé số thì người bán còn đông hơn cả người mua. Nhưng cứ thế cả gia đình 4 người đang phải nán lại Bình Dương để chờ cơ hội mới.
Không có ý định trụ lại nơi làm, nhiều người đã quyết định trả trọ để về quê. Các lao động mất việc thuộc đủ mọi ngành nghề, từ dệt may, giày da cho đến sản xuất linh kiện, chế biến gỗ… Cả nước ghi nhận gần nửa triệu người lao động mất việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng vô thời hạn… Làn sóng trả trọ về quê nhiều tháng nay diễn ra tại các khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Hà Nội, Bắc Ninh là điều thấy rất rõ. Dạo ngang vài khu nhà trọ có tiếng cho công nhân tại Bến Cát, Bàu Bàng, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên… Tình hình cho thuê ảm đạm, giấy dán còn phòng chồng chéo nhau, như chỉ có dán thêm vào mà chưa bao giờ gỡ xuống.
Lượng công nhân mất việc nhiều, nhưng một số chủ nhà tại đây cho biết, việc duy trì duy trì đăng tin phòng trọ trống lên website https://phongtro123.com/ đã giúp họ kiếm khách phần nào. Bởi không chỉ công nhân, mà nay dãy trọ của họ còn có các gia đình cũng như nhóm sinh viên lên thuê sống.
Chủ trọ lao đao đi tìm khách thuê mới
“Hơn nửa dạy trọ đã bỏ trống gần 1 tháng nay, từ thời điểm ra tết, bắt đầu các công nhân mất việc, các em liên tiếp trả phòng. Tôi cũng không làm gì hơn được, ai cũng khổ. Có đứa làm ở công ty, thuê trọ nhà tôi sống cũng cả gần 6-7 năm trời, vậy mà nay công ty nói đuổi là đuổi. Mấy em nó phải về quê kiếm kế sinh nhai, ở đây thì không có việc gì làm. Có đứa trụ lại thêm một hai tháng, nhưng rồi cũng không nổi, mới trả phòng cho tôi cách đây mấy tuần. Em ở lại thì mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau, có đứa tôi chỉ lấy tiền điện nước, còn tiền phòng trọ thì cho khất đó, nào có thì trả sau.” - Chị Tâm chủ hệ thống phòng trọ tại Bình Dương cho hay.
Chị Tâm chia sẻ thêm, đợt trước, dãy trọ hơn 50 phòng của chị lúc nào cũng đầy người ở. Cứ có khách sắp trả phòng chị đăng lên trang cho thuê phòng trọ Bình Dương https://phongtro123.com/tinh-thanh/binh-duong ít lâu sau là có khách gọi hỏi thuê. Nhà trọ cứ tối đến, hay các dịp lễ là thường tổ chức tiệc ngồi ăn uống với nhau rôm rả. Ấy vậy mà giờ đây khung cảnh đó chị Tâm chỉ biết ước. Lập nhà trọ được hơn 8 năm, ở tại mảnh đất này từ khi lấy chồng. Vậy mà cũng là lần đầu tiên, chị Tâm chứng kiến công ty cả chục ngàn lao động, lại sa thải đồng loạt nhiều đến thế. Công nhân mất việc khổ, người cho thuê phòng trọ như chị cũng chẳng sướng hơn. Đến hơn 1 nửa phòng trống, số phòng ở lại có khách đã xin khất cả 3 tháng tiền thuê, vì không có lấy một đồng bạc nào để trả.
Không chỉ khu trọ nhà chị Tâm, mà nhiều khu trọ công nhân tại các khu công nghiệp lớn trên khắp Việt Nam đặc biệt là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đang phải chịu chung cảnh trên. Chủ trọ lao đao đi tìm khách thuê, dán giấy, đăng bài lên internet, nhờ người thân bạn bè giới thiệu. Họ dùng nhiều cách khác nhau để cố gắng tìm được khách thuê trọ nào hay khách đó. Có dãy trọ cả trăm phòng lại càng khó khăn hơn nữa.
Tình hình kinh tế chung từ sau đại dịch Covid 19, khiến nhiều doanh nghiệp dù trước đó có đến hàng chục nghìn lao động, thì này đã cắt giảm đi rất nhiều. Hàng sản xuất chỉ duy trì ở mức cầm chừng. Công nhân mất việc trả trọ, từ dãy trăm phòng nay chỉ có vài căn có khách khiến nhiều chủ trọ không biết xoay sở ra sao. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết “Hơn nửa dãy trọ bỏ trống - chủ trọ lao đao đi tìm khách thuê”, bạn đọc cũng hiểu thêm một chút về sự khó khăn của cả đối tượng khách thuê và người cho thuê trọ cho công nhân hiện nay.